Cuộc sống hiện đại kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ uống công nghiệp. Điều này đã làm gia tăng số lượng trẻ thừa cân, béo phì. Thừa cân, béo phì ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Chính vì vậy chế độ ăn cho trẻ béo phì khoa học là điều vô cùng quan trọng để giúp kiểm soát lại vóc dáng cũng như nâng cao sức khỏe cho trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị béo phì

Có rất nhiều nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em. Trong đó nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do lối sống ít vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, nhất là việc sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng, đường và chất béo không lành mạnh trong chế độ ăn uống hàng ngày…

Ngoài ra, nguyên nhân trẻ bị béo phì còn do việc lười ăn rau, thường xuyên bỏ bữa sáng và ăn nhiều vào bữa tối. Điều này dẫn tới sự tích tụ năng lượng vào cơ thể làm trẻ dần bị mất kiểm soát cân nặng.

Lý do trẻ bị béo phì
Trẻ bị béo phì có thể do lười vận động, chế độ ăn thiếu khoa học

Các quan niệm sai lầm về chế độ dinh dưỡng ở trẻ

Hiện nay vẫn nhiều phụ huynh cho rằng trẻ mũm mĩm mới đáng yêu, trẻ béo tốt tức là trẻ khỏe mạnh. Do vậy, các bậc phụ huynh cảm thấy rất an tâm khi con mình có cân nặng vượt chuẩn mà không biết rằng bé nhà mình đã bị hoặc có nguy cơ cao bị thừa cân béo phì

Phần lớn các mẹ có con thừa cân, béo phì đều có chung quan điểm sai lầm về chế độ dinh dưỡng như sau:

Chế độ ăn nhiều thịt ít rau

Hiện nay hầu hết các trẻ được bố mẹ cho ăn rất nhiều đạm động vật so với đạm thực vật. Bên cạnh đó, khẩu phần của trẻ thường thiếu rau xanh, củ quả, các chế phẩm từ đậu nành (đậu hũ, tào phớ, sữa hạt…). Chính vì vậy mà trẻ bị mất cân bằng vi chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì về sau.

Cho trẻ ăn uống theo sở thích không lành mạnh

Hầu hết mọi đứa trẻ đều bị hấp dẫn bởi các loại thức ăn nhanh như gà rán, xúc xích, khoai tây chiên, bim bim. Đây là những loại thực phẩm có hàm lượng chất béo và đường cao hơn mức tiêu chuẩn. Mặc dù biết những sản phẩm này hoàn toàn không tốt cho trẻ nhưng rất nhiều cha mẹ vẫn chiều theo sở thích của con. Điều này đã gián tiếp gây nên căn bệnh thừa cân béo phì ở trẻ.

Mong con tăng cân thật nhanh và nhiều

Dựa theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Y Xã hội học (ISMS) được thực hiện năm có thể thấy rằng hơn 30% bà mẹ không biết con mình thừa cân, 15% bà mẹ có con béo phì vẫn muốn trẻ tăng cân nhiều hơn nữa.

Việc này xuất phát từ quan niệm con béo mới khỏe, và các mẹ thường cho trẻ ăn rất nhiều để dự phòng nguồn năng lượng thiếu hụt mỗi lúc con ốm đau. Mẹ ra sức ép con ăn, hoặc cho con thoải mái ăn uống các loại thực phẩm giàu năng lượng nhưng chứa rất ít vi chất cần thiết.

Béo phì ở trẻ gây ra những hậu quả gì?

Thừa cân, béo phì ở trẻ gây ra nhiều hậu quả và tác hại khôn lường đến trẻ như :

  • Tăng khả năng mắc các bệnh như huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tiểu đường,…
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như đau thắt lưng, thoái hóa khớp,…
  • Dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa.
  • Khi trưởng thành, trẻ có khả năng cao sẽ mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tim mạch,…
  • Làm trẻ tự ti với bạn bè, ít giao tiếp, thu mình và có thể mắc trầm cảm.

Như vậy, có thể thấy, nếu không có một chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho sự phát triển của trẻ hiện tại và sau này.

Hậu quả của việc trẻ bị béo phì
Trẻ béo phì tự ti, ít giao tiếp với bạn bè

Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với trẻ thừa cân béo phì

Thừa cân, béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều chất béo. Để có thể giảm cân thì chế độ ăn cho trẻ béo phì đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo nhiều nghiên cứu, việc giảm cân có thành công hay không phụ thuộc đến 80% vào chế độ ăn uống.

Có thể thấy trẻ em ở Việt Nam tiêu thụ rất nhiều loại thức ăn chứa nhiều calo như gà rán, khoai tây chiên,… và ít vận động làm cho trẻ tích tụ nhiều chất béo, gây béo phì, thừa cân ở trẻ.

Việc thay đổi chế độ ăn cho trẻ béo phì từ các loại thực phẩm giàu calo đó thành các loại rau củ, trái cây, hạt có nhiều vitamin, chất xơ vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mà lại giúp trẻ giảm được lượng calo hấp thụ.

Ví dụ với một bé gái 8 tuổi hay vận động và có cân nặng là 40kg, BMI là 30. Bé đang có tình trạng béo phì và trung bình mỗi ngày trẻ sẽ tiêu thụ  1920 kcal. Khi thay đổi chế độ ăn uống ở trẻ béo phì, lượng calo nạp vào cơ thể bé chỉ còn 1200kcal. Lượng calo đi vào ít hơn lượng tiêu thụ sẽ kích thích cơ thể chuyển hóa các mô mỡ tích tụ trong cơ thể để sinh năng.

Chế độ ăn cho trẻ béo phì chuẩn y khoa

Chế độ ăn cho trẻ béo phì phải tuân theo những nguyên tắc nào?

Khi xây dựng chế độ cho trẻ béo phì cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo rằng trẻ ăn đủ 3 bữa chính trong ngày. Nên cho trẻ ăn nhiều vào bữa sáng và trưa để cung cấp năng lượng cho hoạt động hàng ngày, và ăn ít hơn vào bữa tối. Tránh ăn sau 20 giờ và không nên ăn uống sữa trước khi đi ngủ.
  • Lựa chọn thực phẩm có lượng calo thấp nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
  • Trẻ thường có thói quen ăn vô tội vạ, đặc biệt khi xem phim hoặc lướt web. Điều này có thể dẫn đến tăng cân không kiểm soát. Vì vậy bố mẹ nên khuyến khích trẻ ăn trong khoảng thời gian cố định, tránh ăn liên tục.
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, tránh sử dụng các loại nước ngọt.
  • Hạn chế các món chiên, rán và xào, thay vào đó ưu tiên các món luộc, hấp và nấu trong chế độ ăn cho trẻ béo phì.

Những loại thực phẩm cần bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ béo phì

Rau xanh và các loại trái cây

Đối với trẻ béo phì, việc ăn nhiều rau xanh và trái cây có chứa nhiều chất xơ và vitamin là rất quan trọng. Nên cho trẻ ăn trái cây nguyên vẹn để cung cấp cảm giác no lâu hơn và hấp thu được hết các chất xơ. Tuy nhiên nên lựa chọn các loại trái cây ít ngọt để tránh cơ thể trẻ hấp thụ quá nhiều đường.

chế độ ăn cho trẻ béo phì chứa nhiều rau củ quả
Rau củ quả là thực phẩm cần thiết trong chế độ ăn cho trẻ béo phì

Các thực phẩm chứa nguồn tinh bột tốt

Tinh bột tốt là tinh bột có khả năng hấp thu chậm, đồng thời cung cấp nhiều khoáng chất và chất xơ, giúp duy trì cảm giác no lâu hơn. Các thực phẩm chứa nguồn tinh bột tốt như gạo lứt, khoai lang, bột mì nguyên cám,…

Các thực phẩm chứa protein lành mạnh

Cá hồi, tôm, ức gà, thịt nạc và trứng gà…. là các thực phẩm chứa protein lành mạnh mà các bậc phụ huynh nên tham khảo. Những loại thực phẩm này không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà không gây tăng cân không kiểm soát.

Sử dụng dầu thực vật thay cho dầu động vật

Thay vì sử dụng dầu từ động vật, nên ưa chuộng sử dụng các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu lạc, dầu đậu nành. Những loại dầu này có chứa axit béo không bão hòa và tốt cho sức khỏe tim mạch.

chế độ ăn cho trẻ béo phì nên chứa nhiều protein lành mạnh
Những loại thực phẩm chứa nhiều protein lành mạnh nên có trong chế độ ăn cho trẻ béo phì

Chế độ ăn cho trẻ béo phì không nên chứa các loại thực phẩm nào?

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo không tốt cao

Chế độ ăn cho trẻ béo phì nên tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa chất béo không tốt như thịt mỡ, thịt ba chỉ, và các món chiên, rán có nhiều dầu mỡ. Chất béo không tốt có thể gây cản trở quá trình giảm cân và gây tăng cân không kiểm soát.

chế độ ăn cho trẻ béo phì nên tránh các loại đồ chiên rán
chế độ ăn cho trẻ béo phì nên tránh các loại đồ chiên rán

Các loại thực phẩm chứa nhiều calo

Các món ngọt như socola, bánh kẹo, kem và các loại thức uống ngọt khác nên được hạn chế trong thực đơn của trẻ béo phì. Những thức ăn này thường chứa nhiều hàm lượng calo cao nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết nên có thể dẫn đến tăng cân ở trẻ.

Các món ăn mặn

Trẻ béo phì nên tránh ăn mặn vì natri trong thức ăn mặn có thể gây tích nước trong cơ thể, từ đó gây khó khăn trong việc giảm cân.

Các loại đồ uống chứa nhiều đường

Nước ngọt có ga như coca cola, pepsi, cà phê sữa và các đồ uống có đường cao khác nên được hạn chế trong chế độ ăn của trẻ béo phì. Những đồ uống này chứa nhiều đường và calo, gây tăng cân và không tốt cho sức khỏe tổng thể.

chế độ ăn cho trẻ béo phì nên tránh các loại đồ uống nhiều đường
chế độ ăn cho trẻ béo phì nên tránh các loại đồ uống nhiều đường

Các loại đồ ăn nhanh và đồ ăn đóng hộp

Các thức ăn nhanh như hamburger, bánh mì và đồ ăn đóng hộp thường chứa nhiều chất béo không tốt và có hàm lượng năng lượng cao. Chính vì vậy làm cho trẻ rất dễ bị tăng cân không kiểm soát.

Gợi ý  mẫu thực đơn giảm cân cho trẻ thừa cân, béo phì

Việc xây dựng thực đơn cho trẻ béo phì là một phần quan trọng trong việc duy trì một lối sống lành mạnh và hỗ trợ quá trình giảm cân. Dưới đây là 7 thực đơn cho trẻ béo phì thừa cân mà bố mẹ có thể tham khảo:

NgàyThứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6Thứ 7Chủ nhật
Sáng1 bánh mì pate

100g bưởi tươi.

50g chả lụa

100g bánh ướt

1 trái táo xanh

1 tô bánh canh

1 ly nước cam.

100g xôi đỗ

1 trái cam

30g thịt heo chà bông

1 gói cháo ăn liền

1 ly sữa 100ml.

50g bún riêu cua

táo xanh.

1 chiếc bánh giò

3 quả dâu tây

Trưa50g trứng chiên

1 chén canh bí xanh

Nửa chén cơm.

50g tôm tươi nấu bí xanh

Nửa chén cơm.

50g thịt băm xào

30g dưa chuột

Nửa chén cơm.

50g trứng sốt cà chua

Nửa chén cơm

1 miếng dưa hấu.

50g ức gà

20g rau bina xào

nửa chén cơm

3 trái mận.

70g cá lóc nấu Canh chua

Nửa chén cơm

3 miếng ổi.

100g nấu xào tương

nửa chén cơm

200ml nước ép dứa.

Tối100g bông cải xào thịt

nửa chén cơm.

50g thịt luộc

100g bún

2 trái táo xanh.

1 chén canh bầu nấu tôm khô

nửa chén cơm.

100g tôm luộc

100g miến xào

1 chén canh khổ qua

50g thịt heo nấu bông cải

100g bún tàu

50g thịt heo nấu củ cải trắng

Nửa chén cơm.

Canh cua mồng tơi, 50g thịt luộc, Nửa chén cơm.

 

Kết luận

Một chế độ ăn cho trẻ béo phì cân đối, khoa học là biện pháp tốt nhất để có thể kiểm soát tốt cân nặng của trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để giải phóng năng lượng trong cơ thể, mang lại cho trẻ một thể trạng tốt nhất. Mong rằng, những thông tin mà anuongkhoemanh chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho bạn.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] làm sao để xây dựng được một chế độ ăn cho trẻ béo phì khoa học giúp trẻ giảm cân hiệu quả? Ba mẹ hãy tìm hiểu ngay trong bài viết […]