Để thuận lợi trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, chúng ta cần hiểu rõ về giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ và sự khác biệt về sữa mẹ theo từng giai đoạn . Vì chắc hẳn ai cũng biết sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về sữa mẹ.

Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ đơn thuần là nguồn dưỡng chất giúp trẻ nhỏ phát triển. Sữa mẹ còn đảm nhiệm vai trò như một liều vaccine tự nhiên để có thể bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh. Vậy giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ bao gồm những thành phần gì?

Trong sữa mẹ có sự kết hợp từ các hoạt chất thiết yếu như protein, chất béo, carbohydrate và nhiều nhóm vitamin quan trọng…Những chất này có trong sữa mẹ cũng sẽ có thể thay đổi theo từng giai đoạn tuỳ thuộc vào nhu cầu cũng như độ tuổi của trẻ. Dưới đây sẽ là một số thành phần dưỡng chất có trong sữa mẹ trong những năm đầu đời:

Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ
Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ

Protein

Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ gồm những thành phần gì? Đó chính là protein. Đây là một trong hoạt chất có vai trò quan trọng, kích hoạt hệ miễn dịch, giúp quá trình phát triển của trẻ được khỏe mạnh. Gồm có 2 loại protein có trong sữa mẹ chính là whey (60%) và casein (40%). Giữa 2 nhóm protein này được cân bằng giúp hệ tiêu hoá của trẻ được nhanh chóng và dễ dàng, giúp các nhóm cơ bắp của trẻ cũng được phát triển mạnh khoẻ và tăng cường đề kháng.

Thông thường protein có trong sữa mẹ được hình thành từ các axit amin, một trong các số đó chính là nucleotide và thường tăng lên vào buổi đêm. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng bé có thể dễ dàng buồn ngủ khi đang bú mẹ.

Carbohydrate

Carbohydrate được chia làm 2 loại chính, là lactose và oligosaccharide khá quan trọng. Lactose chiếm khoảng 40% trên tổng lượng calo từ sữa mẹ. Trong dạ dày của trẻ sẽ được lactose hỗ trợ giảm các lượng vi khuẩn có hại, không những vậy còn tăng khả năng hấp thụ canxi, magie, photpho một cách tối ưu.

Lactose trong sữa mẹ thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong dạ dày, giúp tăng cường kháng thể của trẻ được mạnh khoẻ hơn. Oligosaccharide trong sữa mẹ hoạt động như prebiotics, có thể hình thành và cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột trẻ nhỏ. Từ đó, có thể phòng ngừa được các bệnh nhiễm trùng, giảm nguy cơ viêm não ở trẻ nhỏ.

Chất béo

Chất béo trong sữa mẹ đảm nhiệm vai trò giúp cơ thể trẻ dễ dàng hấp thu các hoạt chất vitamin tan trong chất béo. Chuỗi dài axit béo là chất không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển não bộ ở trẻ em.

Ngoài ra, còn hỗ trợ phát triển về thị lực, hệ thần kinh và giúp hệ miễn dịch của trẻ được tăng cường, hoàn thiện theo từng giai đoạn lớn khôn.

Các nhóm Vitamin và khoáng chất

Để nuôi dưỡng cơ thể trẻ phát triển toàn diện bằng sữa mẹ, mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Thế nên vì sao mẹ luôn phải bổ sung đa dạng món ăn, thức uống để có thể nạp lượng vitamin và khoáng chất vào cơ thể trước và sau khi sinh.

Vitamin và khoáng chất bao gồm vitamin A, C, D, E, K, các vitamin nhóm B, canxi, sắt, kẽm,…tất cả nhóm trên không thể thiếu trong quá trình phát triển đầu đời của trẻ.

Vitamin và chất khoáng trong sữa mẹ
Sữa mẹ chứa nhiều chất khoáng và vitamin

Hợp chất miễn dịch

Sữa mẹ còn chứa hợp chất miễn dịch như kháng thể, lactoferrin, lysozyme, giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Đây là các chất có thể vô hiệu hoá các nhóm virus và vi khuẩn, tránh nhiễm trùng bảo vệ bé khỏe mạnh lớn khôn.

Enzym

Trong sữa mẹ có chứa hơn 40 loại enzym có công dụng hỗ trợ về hệ tiêu hoá, hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ dễ dàng hấp thụ chất sắt và một số dưỡng chất khác.

Hormone

Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa nhiều hormon như:prolactin,oxytocin,thyroid,…đảm nhiệm vai trò cân bằng sinh hoá, đảm bảo các cơ quan bên trong của bé được phát triển bình thường và khoẻ mạnh. Một trong những loại hormone đó còn giúp bé được ngủ sâu giấc hơn khi bú mẹ. Thậm chí có thể gia tăng liên kết giữa mẹ và bé.

Tất cả các chất dinh dưỡng kể trên đều rất quan trọng để giúp trẻ phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, phát triển não bộ và thị lực. Ngoài ra, sữa mẹ còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng và các bệnh lý khác, giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ khác nhau như thế nào theo từng giai đoạn

Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Cụ thể, sữa mẹ được chia thành ba giai đoạn chính:

Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ theo từng giai đoạn
Sữa mẹ theo từng giai đoạn

Sữa non

Sữa non là loại sữa được mẹ sản xuất trong vài ngày đầu sau sinh, có màu vàng đậm, hơi đặc, giàu chất kháng khuẩn và chất dinh dưỡng. Đặc biệt Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ trong giai đoạn này chứa rất nhiều protein và khoáng chất. Nó giúp củng cố hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh và kích thích đường ruột của trẻ phát triển khoẻ mạnh. Đồng thời, trong sữa non có chứa hàm lượng protein cao hơn, có tác dụng hệt thuốc nhuận tràng để giúp bé thải phân su dễ dàng hơn.

Sữa chuyển tiếp

Sau sữa non tầm 10 – 14 ngày sẽ được gọi là sữa chuyển tiếp. Sữa chuyển tiếp có màu trắng, có nồng độ chất béo và protein cao hơn so với sữa non. Sữa mẹ ở giai đoạn này giúp hỗ trợ bé phát triển vượt trội hơn.

Sữa trưởng thành

Từ tuần thứ 4 trở đi sau khi sinh, sữa mẹ chuyển sang giai đoạn sữa chín. Sữa chín được gọi là sữa trưởng thành, có màu trắng. Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ trong giai đoạn này sẽ nhiều chất béo và đường hơn, giúp cung cấp năng lượng cho trẻ phát triển. Sữa trưởng thành lúc này cũng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, bao gồm protein, vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, thành phần trong giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ cũng có thể thay đổi theo giờ đồng hồ và theo nhu cầu của trẻ. Ví dụ, trong suốt ngày đầu tiên sau sinh, sữa mẹ được sản xuất liên tục và có nồng độ chất béo cao vào buổi sáng, giúp cung cấp năng lượng cho trẻ trong ngày. Trong buổi tối, nồng độ hormone prolactin tăng cao, giúp sản xuất sữa mẹ nhiều hơn và có tác dụng giúp trẻ ngủ ngon hơn khi bú mẹ.

Làm gì khi sữa mẹ bị giảm hụt

Sữa mẹ bị giảm đi có thể làm cho trẻ không đủ dinh dưỡng và gặp khó khăn trong việc phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là một số cách để giúp tăng sản lượng sữa mẹ:

  • Cho bé bú thường xuyên và đầy đủ: Để tăng sản lượng sữa mẹ, mẹ cần cho bé bú thường xuyên và đầy đủ, ít nhất là 8 đến 12 lần mỗi ngày. Bé bú nhiều hơn sẽ kích thích sản xuất sữa mẹ nhiều hơn.
  • Tạo ra môi trường thân thiện khi cho con bú: Tạo ra môi trường yên tĩnh và thoải mái cho mẹ và trẻ khi cho trẻ bú sẽ giúp kích thích sản lượng sữa mẹ dồi dào hơn.
  • Ăn đủ và đa dạng các loại thực phẩm dinh dưỡng: Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của mẹ cũng là một yếu tố quan trọng giúp tăng sản lượng sữa mẹ, đặc biệt là protein, sắt, canxi và vitamin.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước sẽ giúp tăng lượng nước cần thiết cho sản xuất sữa mẹ. Mẹ có thể pha các loại trà thảo dược, nước đậu đỏ, đậu đen…để bổ sung nước.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn có thể giúp tăng sản lượng sữa mẹ, vì nó giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường lưu thông máu đến ngực.
  • Dùng các loại thuốc hoặc thảo dược hỗ trợ tăng sữa: Có thể sử dụng các loại thuốc hoặc thảo dược tăng sữa theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
  • Sử dụng máy hút sữa: Sử dụng máy hút sữa có thể giúp kích thích sản xuất sữa mẹ nhiều hơn, tránh tắc tia sữa và giúp mẹ có thể dự trữ sữa mẹ để cho bé bú sau này.
  • Giảm stress và có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ: Stress và căng thẳng có thể làm giảm sản lượng sữa mẹ, vì vậy cần tìm cách giảm stress và có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Massage thư giãn vùng ngực: Mẹ có thể massage vùng ngực khi tắm hoặc trước khi cho trẻ bú, việc massage sẽ kích thích tuyến sữa được lưu thông và tăng sản lượng sữa được nhiều hơn.
Sữa mẹ suy giảm phải làm sao
Uống đủ nước để tăng hàm lượng sữa mẹ cho trẻ

Kết luận

Mong rằng bài viết đem lại thông tin hữu ích đến quý phụ huynh về giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ. Chúc các mẹ thành công trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận