Táo bón ở trẻ là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay. Nó không chỉ khiến con trẻ khó chịu mà về lâu dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.Trẻ bị táo bón thường do các vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Chính vì vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh cho con khi bị táo bón là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được trẻ táo bón nên ăn gì, kiêng gì cũng như các thông tin liên quan khác để có thể xây dựng chế độ ăn phù hợp.
Táo bón ở trẻ em là gì?
Táo bón ở trẻ em là tình trạng phân ở trong ruột quá lâu, dẫn đến việc hấp thu quá nhiều nước và phân trở nên cứng và khó điều khiển. Từ đó làm cho việc đi đại tiện của trẻ trở nên rất khó khăn. Trẻ phải dùng sức rặn nhiều gây đau rát, thậm chí có thể chảy máu hậu môn.
Tình trạng này có thể tạo ra ám ảnh và sợ hãi trong tâm trí của trẻ, khiến trẻ trở nên lo sợ việc đi đại tiện và làm cho tình trạng táo bón ở trẻ thêm nặng nề.
Táo bón ở trẻ có thể được phân thành 2 loại:
- Táo bón cơ năng: Tình trạng táo bón do chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học gây ra.
- Táo bón thực thể: Tình trạng táo bón do các vấn đề bệnh lý như phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn hoặc trẻ có đại tràng dài,…

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón điển hình
Tình trạng táo bón ở trẻ em có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu điển hình sau đây:
- Tần suất đi đại tiện của trẻ ít hơn 2 lần 1 tuần.
- Phân của trẻ khô cứng hoặc vón cục như phân dê.
- Trẻ cảm thấy khó chịu, đau rát hậu môn sau khi đi đại tiện.
- Trẻ liên tục thay đổi tư thế, gồng mình, cong mông để rặn.
- Trẻ có biểu hiện đầy hơi, đau bụng, chướng bụng.
- Trẻ bị són phân ít nhất 1 lần 1 tuần.
- Trong trường hợp trẻ đã biết nói, trẻ có thể sẽ nói cho bạn biết là trẻ không thể đi đại tiện được.
Nguyên nhân do đâu mà trẻ bị táo bón?
Trẻ bị táo bón có thể do một số nguyên nhân sau:
- Chế độ ăn cho trẻ thiếu chất xơ, nhiều chất béo.
- Cơ thể trẻ không được bổ sung đủ lượng nước cần thiết, dẫn đến phân cứng và khó tiêu.
- Trẻ ít vận động nên đường ruột bị trì trệ, hoạt động kém.
- Trẻ có thói quen nhịn vệ sinh hoặc mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ táo bón
Trước khi tìm hiểu trẻ táo bón nên ăn gì thì ba mẹ cần biết các nguyên tắc quan trọng sau để xây dựng chế độ ăn cho trẻ táo bón được hiệu quả:
Bổ sung đủ nước
Trong giai đoạn trẻ bị táo bón, bạn cần cung cấp đủ lượng nước hàng ngày cho trẻ . Lượng nước cần bổ sung sẽ thay đổi theo độ tuổi của trẻ.
- Trẻ dưới 6 tháng thường không cần bù nước bởi vì trẻ đã bú sữa mẹ, nhưng nếu cần, bạn có thể cho trẻ uống thêm nước.
- Trẻ 6 – 12 tháng: nhu cầu từ 200 – 300ml/ngày.
- Trẻ 1 – 3 tuổi: nhu cầu từ 500 – 600ml/ngày.
- Trẻ 3 – 5 tuổi: nhu cầu từ 1000ml/ngày.
- Trẻ từ 10 tuổi trở lên: nhu cầu từ 1.5 – 2 lít/ngày.
Bổ sung chất xơ
Chất xơ là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị táo bón. Bạn nên bổ sung thức ăn giàu chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ. Các loại rau củ quả có tính nhuận tràng mà cha mẹ có thể tham khảo như mồng tơi, rau khoai, đu đủ, bưởi, chuối tiêu chín, khoai lang, cam… Tuyệt đối không cho trẻ ăn hồng xiêm, ổi, hoặc các loại thực phẩm gây táo bón.
Ngoài ra, bạn có thể xem xét bổ sung sữa chứa chất xơ vào chế độ ăn của trẻ. Sữa này có thể giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón ở trẻ.
Trẻ táo bón nên ăn gì để nhanh khỏi?
- Rau mồng tơi: Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Đó chính là rau mồng tơi. Loại rau này có tính hàn và tác dụng lợi tiểu, giúp làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Từ đó giúp làm mềm phân và đẩy chất thải ra ngoài dễ dàng hơn.
- Sữa chua: Khi hỏi trẻ táo bón nên ăn gì thì nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sữa chua. Loại thực phẩm này chứa men vi sinh probiotic giúp cải thiện tình trạng táo bón rất hiệu quả.
- Rau dền đỏ: Rau dền đỏ có vị ngọt và tính mát, chứa nhiều chất xơ, giúp kích thích tiêu hóa. Vì vậy nếu chưa biết trẻ táo bón nên ăn gì thì bố mẹ có thể bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn của trẻ.
- Bông cải xanh: Bông cải xanh cũng là đáp án cho câu hỏi trẻ táo bón nên ăn gì. Loại rau này có lượng chất xơ dồi dào, giúp tăng thể tích của phân và cải thiện tình trạng táo bón rất tốt.
- Khoai lang: Khoai lang cũng chứa nhiều chất xơ và pectin – hoạt chất quan trọng cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy loại thực phẩm này giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
- Cam: Trong cam chứa naringenin giúp tăng khả năng nhuận tràng. Ngoài ra cam còn cung cấp vitamin C và pectin giúp tăng sức đề kháng và đào thải độc tố.
- Mận: Trẻ táo bón nên ăn gì? Mẹ có thể cho bé ăn mận khi bị táo bón. Mận chứa hàm lượng chất xơ và polyphenol dồi dào giúp chất lỏng bên trong đường ruột được tăng lên, hỗ trợ đào thải cặn bã một cách tự nhiên.
- Chuối chín: Chuối chín cũng là một đáp án lý tưởng cho trẻ táo bón ăn gì. Loại quả này chứa 12% chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, tăng cảm giác đi ngoài. Đồng thời trong chuối còn có nhiều kali, acid folic, vitamin B6,… cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Táo: Gợi ý tiếp theo cho trẻ táo bón nên ăn gì chính là táo. Táo chín có khoảng 17% chất xơ, giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài ra, loại quả này cũng nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ như kali, sắt, photpho, magie, lưu huỳnh,…
- Lê: Trong quả lê có chứa tới 22% chất xơ, đường fructose và sorbitol, giúp tăng chất lỏng trong đường ruột và điều trị táo bón.
- Kiwi: Quả kiwi chứa actinidia – enzyme có khả năng phá vỡ protein nhờ đó thúc đẩy dạ dày tiêu hóa, tăng số lần đi đại tiện cho trẻ.
- Các loại đậu: Các loại đậu cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp làm mềm phân và tăng chuyển động ruột, từ đó cải thiện tình trạng táo bón của trẻ. Bố mẹ có thể thêm vào chế độ ăn của con các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ.

Những loại thực phẩm trẻ không nên ăn khi bị táo bón
Bên cạnh việc trẻ táo bón nên ăn gì thì bố mẹ cũng cần lưu ý các thực phẩm cần tránh khi trẻ bị táo bón:
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, và thức ăn nhanh thường chứa nhiều dầu mỡ và chất bảo quản, điều này có thể làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ngũ cốc đã qua chế biến: Ngũ cốc đã qua chế biến thường mất đi một lượng lớn chất xơ, và lượng tinh bột trong chúng có thể làm cho tiêu hóa của bé khó khăn. Thay vào đó, hãy cho bé sử dụng ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp đủ chất xơ.
- Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt dê và các loại thịt đỏ khác chứa nhiều chất đạm và chất béo, khó tiêu hóa. Sự tích tụ thức ăn lâu trong ruột có thể làm cho phân trở nên khô và khó tiêu. Vì vậy, bạn nên thay thế thịt đỏ bằng thịt trắng trong chế độ ăn của trẻ để trẻ dễ tiêu hóa hơn.
- Các loại rau quả có vị chát: Chuối xanh, ổi, và hồng xiêm xanh chứa pectin và tanin có tác dụng hút nước từ phân, làm cho phân trở nên khô cứng hơn. Vì vậy cần tránh cho trẻ ăn những loại quả này trong trường hợp táo bón.
- Các loại bánh kẹo và nước ngọt có gas: Tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại bánh kẹo và nước ngọt có gas bởi việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây thêm áp lực cho hệ tiêu hóa và có thể làm chậm nhu động ruột. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này không chỉ không cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có thể gây chướng bụng và đầy hơi cho trẻ.

Kết luận
Trên đây là những thông tin cụ thể về trẻ bị táo bón nên ăn gì kiêng gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Tuy nhiên nếu bạn đã thay đổi thực đơn mà tình trạng táo bón ở trẻ vẫn kéo dài thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.