Chế độ dinh dưỡng cho bé 18 tháng tuổi có vai trò rất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng thể chất ở trẻ. Việc thừa hay thiếu chất dinh dưỡng đều gây các tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 18 tháng tuổi để có thể chăm bé được tốt nhất.
Quá trình phát triển ở trẻ
Trong quá trình phát triển của trẻ thì giai đoạn nhũ nhi (từ tháng 1 tới tháng 12 ) và giai đoạn dậy thì (từ 15 tuổi đến 20 tuổi) là hai thời điểm tăng trưởng thể chất quan trọng và nhanh nhất. Nhưng không vì vậy mà các giai đoạn khác không quan trọng, đặc biệt là từ lúc 18 tháng tuổi trở đi.
Khi được 18 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc thêm răng nên có thể cắn, xe và nhai đồ ăn. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, bé cũng đã biết đi, chạy, tập nói, tập hát nên đòi hỏi năng lượng hoạt động hàng ngày sẽ tăng lên.

Chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ 18 tháng tuổi theo tiêu chuẩn WHO
Theo tổ chức y tế thế giới WHO
- Bé gái: Chiều cao trung bình khoảng 80.7 (có thể dao động trong khoảng 72.9 cm – 86.5 cm). Cân nặng trung bình khoảng 10.2 kg (có thể dao động trong khoảng 8.1 kg – 13.2 kg).
- Bé trai: Chiều cao trung bình của bé trai trong giai đoạn này là 82.3 cm (có thể dao động trong khoảng 76.9 cm – 87.7 cm). Cân nặng trung bình của bé trai 18 tháng tuổi là 10.9 kg (có thể dao động từ 8.8 kg – 13.7 kg)
Nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho bé 18 tháng tuổi
So với giai đoạn trước, bé 18 tháng tuổi cần ăn nhiều hơn để phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Các thành phần dinh dưỡng cần có trong chế độ dinh dưỡng cho bé 18 tháng tuổi bao gồm:
- Năng lượng
- Chất béo
- Chất đạm
- Vitamin và khoáng chất
- Chất xơ
- Nước

Chế độ dinh dưỡng cho bé 18 tháng tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho bé 18 tháng tuổi phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng và các chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Khi bé được 18 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn cơm nát cùng với các loại thịt mềm. Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, sắt như tôm, cá, hến và cua đồng.
Khi đã qua 1 tuổi, khả năng tiêu hóa và nhai thức ăn của bé cũng khỏe dần. Mỗi ngày, bé nên có 3 bữa chính và 1 bữa ăn phụ, mỗi bữa cách nhau 3 – 4 giờ. Đừng quên kết hợp việc cho bé bú sữa hàng ngày vì sữa mẹ vẫn cung cấp dinh dưỡng quan trọng.
Không những thế, các bậc cha mẹ cũng cần cung cấp đủ năng lượng trong chế độ ăn cho trẻ. Theo đó, mỗi trẻ cần khoảng 95 kcal/kg/ngày. Trong đó gồm 4g đạm và 12g đường. Đạm giúp xây dựng tế bào và tổng hợp các kháng thể cho trẻ. Trong khi đó đường đóng vai trò quan trọng đối với cấu trúc tế bào và quá trình chuyển hóa cơ thể.
Ngoài ra, bố mẹ cũng đừng quên bổ sung rau, quả cho bé để đảm bảo cơ thể của trẻ có đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ .

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé 18 tháng tuổi
Tăng từ từ lượng thức ăn cho đến khi bé quen dần với việc ăn. Lúc này mẹ có thể cho bé ăn theo các bữa chính và bổ sung thêm các bữa phụ để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
- Bữa sáng nên cung cấp nhiều năng lượng hơn, vì bé cần sự cung cấp năng lượng để hoạt động trong buổi sáng. Bữa tối nên nhẹ nhàng hơn để giúp bé dễ ngủ.
- Chế độ dinh dưỡng cho bé 18 tháng tuổi cần phải đa dạng các loại thức ăn
- Khi bé bắt đầu ăn cơm, hãy tập cho bé nhai kỹ và nuốt chậm để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Không nên ninh xương để nấu cháo cho bé vì canxi từ xương không tan trong nước. Thay vào đó, hãy sử dụng các nguồn bổ sung canxi khác như tôm, cua, cá, hến để đảm bảo bé nhận đủ canxi và đạm cho sự phát triển cơ thể.
Các loại thực phẩm tốt cho trẻ 18 tháng tuổi
Một số loại thực phẩm mà bố mẹ nên cân nhắc thêm vào chế độ ăn cho bé 18 tháng tuổi như:
- Sữa: Nếu vẫn có thể, bú sữa mẹ là tốt nhất cho bé đến 2 tuổi. Nếu không, hãy chuyển sang sữa bò để đảm bảo cung cấp canxi cho phát triển răng và xương.
- Trái cây: Một ít trái cây tươi vào bữa sáng giúp cơ thể trẻ đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Các mẹ nên chọn trái cây chín mềm và cắt nhỏ từng miếng để trẻ có thể ăn dễ dàng.
- Rau, củ: Biến tấu rau để bé thích thú như que cà rốt nướng hay khoai tây nghiền.
- Thịt và hạt: Sự kết hợp giữa thịt và hạt giúp cung cấp đầy đủ protein cho trẻ 18 tháng tuổi. Bố mẹ có thể kết hợp thịt như gà hoặc cá với đậu để đảm bảo cung cấp đủ protein cho bé.
- Phô mai: Cùng với sữa, phô mai hay các chế phẩm từ sữa giúp cung cấp men vi sinh và chất dinh dưỡng cho bé hàng ngày.

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho bé 18 tháng tuổi trong 1 tuần
Giờ | Thứ 2,4 | Thứ 3,5 | Thứ 6, CN | Thứ 7 |
6h | Bú mẹ hoặc uống sữa ngoài: 200ml | Bú mẹ hoặc uống sữa ngoài: 200ml | Bú mẹ hoặc uống sữa ngoài: 200ml | Bú mẹ hoặc uống sữa ngoài: 200ml |
8h | Cháo thịt lợn nấu cùng rau dền | Cháo thịt bò nấu cùng khoai tây cà rốt | Cháo thịt gà nấu cùng rau ngót | Cháo trứng nấu cùng cà chua |
10h | ½ đến 1 quả chuối tiêu | 100 -200g nho | 100 – 200g đu đủ | 100-200g xoài |
12h | Cháo cua nấu cùng rau mùng tơi | Cháo tôm nấu cùng bí xanh | Súp thịt bò cùng khoai tây, cà rốt | Cháo lươn nấu cùng su su |
14h | Nước cam: (50 – 100g) cam với 5g đường . | Nước cam: (50 – 100g) cam với 5g đường. | 60 đến 80g sữa chua | Nước cam: (50 – 100g) cam với 5g đường |
16h | Cháo cá nấu cùng rau cải | Cháo thịt gà nấu cùng bí đỏ | Cháo thịt lợn rau ngót | Súp cua biển phô mai |
20h | Cháo tôm nấu cùng nấm hương su hào. | Súp đậu xanh bí đỏ với sữa | Cháo cá nấu cùng rau cải | Cháo sườn heo nấu cùng hạt sen và bí đỏ |
21h đến sáng hôm sau | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ |
Kết luận
Trên đây là những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bé 18 tháng tuổi cao lớn, khỏe mạnh. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bố mẹ có thêm kiến thức cần thiết để chăm sóc bé yêu nhà mình.